Sơn Bị Kiềm Hóa Là Gì? Tác Dụng Của Sơn Kháng Kiềm

Nếu bạn đang tìm hiểu về hiện tượng màng sơn bị kiềm hóa, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục, thì bạn đã tìm đúng chỗ. Nhadep247 là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực sơn, chuyên thực hiện sơn các công trình dân dụng và công nghiệp sẽ giải thích cho bạn về vấn đề này.

1. Chất Kiềm Trên Bề Mặt Công Trình Là Gì?

Trong hóa học, một chất kiềm là một muối hoặc bazơ của một nguyên tố kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm thổ. Một chất kiềm cũng có thể được định nghĩa là một bazơ hòa tan trong nước. Dung dịch bazơ hòa tan có pH lớn hơn 7,0. Tính từ tính kiềm (alkaline) được dùng phổ biến như một từ đồng nghĩa với bazơ, đặc biệt là các bazơ hòa tan trong nước.

Trong xây dựng, người ta sử dụng xi măng, vôi vữa để làm bề mặt công trình phẳng phiu, thẩm mỹ. Trong các vật liệu đó luôn có canxi và nước, hai chất này khi tác dụng với nhau sẽ tạo thành bazơ Ca(OH)2 hay tính kiềm của bề mặt công trình.

Bề mặt tường càng ẩm ướt, tình kiềm trên bề mặt càng mạnh, khi để khô và đủ lâu, tính kiềm trên bề mặt công trình cũng yếu đi hoặc còn nhưng không đáng kể.

2. Kiềm ảnh hưởng tới sơn như thế nào?

Kiềm có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng lớp màng của sơn phủ, sơn trang trí, chúng khiến cho lớp màng bị ăn mòn, hoặc khi vừa sơn sẽ khiến các hạt sơn phân tán không đều trên màng sơn, khiến chỗ dày chỗ mòng, không đều màu, thậm chí bị phồng rộp, phấn hóa, gây mất thẩm mỹ.

Các dấu hiệu nhận biết màng sơn bị kiềm hóa:

  • Màng sơn bị loang màu, màu sắc lẫn lộn
  • Màng sơn bị bạc, vết bạc có màu trắng
  • Các nơi thường xảy ra hiện tượng kiềm hóa: Các vết nứt, các nơi tường bị ẩm thấp như chân tường, bể nước, gần lan can, sân thượng…
sơn bị kiềm hóa

3. Nguyên Nhân Khiến Sơn Bị Kiềm Hóa

Hiện tượng sơn bị kiềm hóa xảy ra do lỗi kỹ thuật trong quá trình sơn, cụ thể như:

  • Thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết: Độ ẩm tường trên 16% hoặc tường mới xây, chưa đủ lâu để bề mặt ổn định
  • Thi công sơn lót khi vừa thi công xong bột trét (Chỉ sơn sau khi trét ít nhất 7 ngày)
  • Không sử dụng sơn lót chống kiềm
  • Lớp sơn lót quá mỏng, hoặc pha sơn lót quá loãng
  • Không dùng sơn chống thấm, hoặc xử lý chống thấm tại các khu vực dễ bị ngấm ẩm: Chân tường, lan can, máng xối, …

4. Sơn Kháng Kiềm Là Gì, Tác Dụng Ra Sao?

Sơn chống kiềm là dòng sơn lót, tích hợp thêm tính năng chống kiềm, có tác dụng trung hòa tính kiềm có trong xi măng và vật liệu xây dựng.

Tác dụng của sơn chống kiềm:

  • Là loại sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt công trình, trực tiếp trung hòa các loại kiềm có trên bề mặt.
  • Bám dính tốt vào bề mặt công trình, chống lại nước và độ ẩm bên trong.
  • Làm trung gian để giúp lớp sơn phủ, sơn trang trí bám chắc hơn, bền màu hơn, màu sắc tươi sáng hơn, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có hại từ bề mặt công trình.

5. Các Loại Sơn Chống Kiềm Tốt Nhất Hiện Nay

6. Cách Khắc Phục Khi Sơn Bị Kiềm Hóa

  • Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra ngoài
  • Xử lý chống thấm triệt để tại các vị vị bị ẩm, bị ngấm
  • Xử lý các vết nứt tường
  • Làm phẳng bề mặt tường bằng xi măng, bột trét, ….
  • Đợi bề mặt tường khô hẳn theo đúng yêu cầu kỹ thuật
  • Tiến hành sơn theo đúng hệ thống: 2 lớp sơn lót kháng kiềm, 2 lớp sơn phủ hoàn thiện.

Nhìn chung, việc xử lý tường bị kiềm hóa không hề dễ, cần có đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, thi công sơn nhà uy tín, tận tâm để đảm bảo chất lượng công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *