Tại các quốc gia đang phát triển, việc sử dụng các hóa chất độc hại như chì và thủy ngân trong các loại sơn nhà đang là vấn nạn lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, đã có các văn bản chỉ đạo về hàm lượng chì tối đa có trong sơn, nhưng vẫn tồn tại rất nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng chì cho các sản phẩm bán ra thị trường.
Với hơn 20 năm làm việc trong ngành sơn, Nhadep247 sẽ chia sẻ kinh nghiệm để tránh tác hại của chì có trong sơn để quý vị vá các bạn cùng tham khảo!
Mục Lục
1. Tác Hại Của Chì Tới Sức Khỏe Con Người
Ngày nay, hầu hết mọi người đã biết được tác hại của chì với sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn có tác hại lâu dài.
Chì đi vào cơ thể thông qua con đường nào
Có rất nhiều các để chì đi vào cơ thể, tuy nhiên trong ngôi nhà của mình, cơ thể bị nhiễm chì thông qua:
- Hít thở bụi chì (đặc biệt là trong các hoạt động như trùng tu, sửa chữa hoặc sơn làm xáo trộn các bề mặt sơn).
- Nuốt bụi chì đã đóng trên thực phẩm, các bề mặt chuẩn bị thực phẩm và những nơi khác.
- Ăn mảnh sơn vụn hoặc đất có chứa chất chì.
Tác hại của chì tới trẻ em
Chì đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì tất cả các cơ quan đang ở độ tuổi phát triển, và việc hấp thụ chì ở trẻ em cũng mạnh hơn nhiều lần so với người lớn. Rất nhiều trường hợp phơi nhiễm chì ở mức độ nặng đã gây ra co giật, bất tỉnh, tử vong.
Ở mức độ nhẹ, việc tiếp xúc với chì gây ra tác hại lâu dài:
- Tổn thương thận và hệ thần kinh
- Mất khả năng học tập, giảm trí thông minh, thiếu sự chú ý
- Bị các vấn đề về lời nói, ngôn ngữ, hành vi
- Phối hợp cơ bắp kém
- Giảm sự phát triển của cơ và xương
- Thính giác bị tổn hại.
Tác hại của chì tới người lớn
Ở người lớn, tiếp xúc với chất chì có thể gây:
- Nguy hại cho thai nhi đang phát triển
- Tăng nguy cơ huyết áp cao khi mang thai
- Các vấn đề sinh sản (ở nam và nữ)
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về tiêu hóa
- Rối loạn thần kinh
- Các vấn đề về trí nhớ và sự tập trung
- Đau cơ bắp và khớp
2. Tại Sao Người Ta Lại Cho Chì Vào Sơn
Tuy là chất độc hại đối với con người, nhưng chì lại lại có tác dụng lớn nếu được sử dụng làm thành phần dung môi pha chế sơn. Cụ thể, một lượng chì nhỏ sẽ có tác dụng:
- Làm màng sơn mịn hơn, nhìn đẹp hơn bằng mắt thường.
- Độ phủ của sơn cao hơn
- Bám dính chắc hơn vào mọi loại bề mặt
- Bảo vệ sơn không phai màu, đặc biệt tại các bề mặt có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Pha chế dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn nhiều lần so với các nguyên liệu khác.
Chính vì lý do trên, mà rất nhiều cơ sở sản xuất sơn đã dùng chì đề pha chế sơn nhằm thu nhiều lợi nhuận hơn từ khách hàng.
3. Thực Trạng Sử Dụng Chì Khi Sản Xuất Sơn Tại Việt Nam
3.1 Thực Trạng Chung
Một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ CGFED vào năm 2016 dưới sự giúp đỡ kỹ thuật của IPEN đã thống kê được rằng:
- 54% số lượng sơn tại Việt Nam có chứa hàm lượng chì vượt quá 600 ppm (Giới hạn nồng độ chì theo quy định ở một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, và Sri Lanka)
- 19% số lượng sơn chứa nồng độ chị ở mức nguy hiểm 10.000 ppm.
- 46% số lượng sơn có chứa nống độ chì dưới mức 600ppm
So sánh với các quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam tồn tại công nghệ sản xuất sơn chứa chì với nồng độ chì thấp hơn.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các loại sơn đậm màu, có màu đỏ, vàng là các loại có chứa nhiều chì hơn các màu sắc khác.
3.2 Quy Định Của Chính Phủ Về Hàm Lượng Chì Trong Sơn
Nắm bắt được tính hình trên, Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Giới Hạn Hàm Lượng Chì Có Trong Sơn, trong đó quy định rõ:
STT |
Giới hạn tối đa của tổng hàm lượng chì (ppm) | Phương pháp thử | Lộ trình áp dụng |
1 |
<600 | TCVN 2090: 2015 |
2020 |
2 | <90 | TCVN 2090: 2015 |
2023 |
Qua đó:
- Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này, gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN; thực hiện việc ghi nhãn theo quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
- Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 1 được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN.
4. Kinh Nghiệm Để Tránh Tác Hại Của Chì Khi Sử Dụng Sơn
Sơn nhà là một công trình lâu dài, thời hạn sử dụng lâu từ 10 – 15 năm, nên trước khi sơn, ngoài việc chọn màu sơn, phong cách sơn, chất lượng sơn, thì việc chọn loại sơn nào để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình cũng là một vấn đề.
Để tránh tiếp xúc với chì, quý khách xin lưu ý một số thông tin sau:
4.1 Lựa chọn hãng sơn
Theo quy định, các công ty sản xuất sơn phải công bố hợp quy với Cục hóa chất, cục quản lý thị trường, sở công thương, và được dán nhãn hợp quy (CR) trước khi đưa ra thị trường.
Vậy nên quý khách hàng nên kiểm tra kỹ xem nhà sản xuất sơn mà quý khách đang quan tâm đã công bố hợp quy hay chưa.
Gợi Ý Các Hãng Sơn Tuân Thủ Quy Định, Không Sử Dụng Chì, Thủy Ngân Trong Thành Phần Sơn:
4.2 Lựa chọn đại lý cung cấp sơn uy tín
Thực tế cho thấy một số đại lý vì lợi nhuận đã cung cấp sơn giả nhằm trục lợi, vì thế, nên chọn các đại lý sơn uy tín, lâu năm kinh nghiệm để cung cấp và thi công sơn cho công trình của bạn.
Nhadep247 là đơn vị chuyên cung cấp các loại sơn tốt nhất trên thị trường, đảm bảo giá tốt, uy tín, chất lượng, có chính sách bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hợp lý, đảm bảo quý khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ.