Bạn có biết, chất lượng sơn không phải là yếu tố duy nhất tạo lên một công trình như ý về lớp sơn? Để có một lớp sơn phủ sáng bóng, lên màu đẹp, bền bỉ với thời gian, thì việc chuẩn bị bề mặt trước khi sơn đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thi công các bước tiếp theo.
Mục Lục
1. Tại Sao Cần Xử Lý Bề Mặt Trước Khi Sơn?
Xử lý bề mặt là một công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng của toàn bộ công trình sơn. Bởi nếu công đoạn này được xử lý khéo léo, đúng kỹ thuật, thì dù bạn có xử dụng loại sơn trung bình thì cũng đã có kết quả như mong muốn. Còn nếu bề mặt kém, thì dù có sử dụng loại sơn đắt tiền nhất, công trình vẫn không được bền đẹp.
Vậy, lý do phải xử lý bề mặt trước khi sơn là để đảm bảo lớp sơn không bị các vấn đề sau:
- Sơn bị muối hóa
- Sơn bị ẩm mốc
- Sơn bị bong tróc
- Sơn bị nút
- Sơn bị ố vàng
- Sơn bị nhăn
- Sơn bị kiềm hóa
- Sơn bị xà phòng hóa
- Sơn bị loang màu
2. Hướng Dẫn Xử Lý Bề Mặt Tường Trước Khi Sơn
2.1 Với bề mặt là tường cũ
- Xử lý chống thấm: Nếu nhà bạn có hiện tượng thấm thì bạn phải xử lý chống thấm triệt để. Để xử lý triệt để tốt nhất là bạn hãy xử lý chống thấm thuận. Trong trường hợp tiếp giáp giữa 2 nhà và bạn không thể chống thấm thuận được thì có thể áp dụng các biện pháp chống thấm ngược.
- Cạo bong tróc: Với những mảng tường có dấu hiệu bong tróc thì bạn phải cạo hết ra. Lưu ý: Chỉ cần cạo những nơi bong tróc, để lại những nơi tường chắc khỏe.
- Bả vá: Sử dụng bột trét để làm phẳng những chỗ đã cạo bong tróc. Song song với việc đó, ta phải kiểm tra những lỗ, vết xước, lõm sâu trên bề mặt và làm phẳng.
- Xả nhám: Đợi cho những chỗ bả thật khô ta mới tiến hành xả nhám để làm nhẵn. Ngoài ra thì để tốt nhất bạn nên chà qua toàn bộ bề mặt 1 lượt để sơn bám tốt hơn. Đặc biệt là nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì bạn càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.
- Quét sạch bụi: Sau khi tất cả các bước đã hoàn thành, thì cần quét sạch lớp bụi bám trên bề mặt, do trong quá trình thi công sẽ có nhiều bụi bẩn trên tường.
2.2 Với Bề Mặt Tường Mới:
- Kiểm tra lớp trát tường: Lớp trát tường phải đảm bảo chắc chắn, thực hiện đúng kỹ thuật để tránh cho tường bị nứt, vỡ.
- Kiểm tra các đường ống ngầm: Trong thi công hiện nay, các đường ống dẫn nước được đặt âm tường, nhiều trường hợp đường ống bị nứt, vỡ thì báo xử lý triệt để.
- Đợi khô: Phải để tường thật khô thường là khoảng 3 – 4 tuần tùy vào điều kiện thời tiết.
- Mài đá: Mục đích để loại bỏ những hạt cát bám trên bề mặt. Quá trình này sẽ giúp bề mặt nhẵn mịn đi phần nào. Tất nhiên muốn đẹp thì yêu cầu bước trát tường phải đạt yêu cầu.
- Quét sạch bề mặt: Sau khi mài sẽ có rất nhiều bụi cát bám trên tường. Ta sẽ phải quét thật sạch.
- Dặm vá bằng bột bả: Đối với tường mới thì việc này là thật hạn chế. Vì tường mới nếu bả vá thì vết bả sẽ lộ rất xấu. Trừ trường hợp là tường có những lỗi như nứt vữa, lõm…thì bắt buộc phải bả. Nhưng thật hạn chế.
2.3 Yêu Cầu Kỹ Thuật Bề Mặt Tường Trước Khi Sơn
Trước khi sơn, bề mặt cần phải đảm bảo đủ các yếu tố sau:
- Độ ẩm: Độ ẩm tường dưới 15% đo bằng máy Protimeter hoặc bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường (nhiệt độ trung bình 300C, độ ẩm môi trường 80%)
- Nhiệt độ: Chỉ sơn khi nhiệt độ ngoài trời trên 10 độ C
- Bề mặt: Bề mặt phẳng, không lồi lõm, không nứt, không tạp chất.
- Bụi: Đảm bảm bề mặt không bụi bẩn và các chất cặn,
- Các chất nhờn: Không có các chất nhờn như dầu, mỗ, sáp.
3. Hướng Dẫn Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Trước Khi Sơn
Trước khi sơn bề mặt kim loại, ta cần thực hiện:
- Làm sạch bề mặt: Sử dụng các tinh chất khoáng để loại bỏ dầu mỡ, hoặc dùng vải khô, sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Loại bỏ sơn lỏng và bong tróc: Nếu sơn cũ trong tình trạng kém, bạn có thể loại bỏ nó bằng cách chải bằng tay, chà nhám hoặc cạo. Nhưng các phương pháp này tốn nhiều công sức và thường không mang lại kết quả như mong đợi, nhiều chuyên gia đã chọn cách làm sạch bằng dụng cụ điện, có thể giúp loại bỏ sơn nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, một nhược điểm của việc sử dụng các dụng cụ điện là chúng có thể đánh bóng bề mặt kim loại, có khả năng gây ra các vấn đề bám dính sơn.
- Loại bỏ rỉ sét: Khi chuẩn bị kim loại trước khi sơn, kiểm tra rỉ sét là rất quan trọng để đảm bảo rằng sơn sẽ bám đúng vào bề mặt. Để khôi phục các bề mặt kim loại bị rỉ sét nhẹ về trạng thái ban đầu, hãy sử dụng bàn chải để làm sạch vết rỉ sét, chà nhám khu vực và sử dụng lớp sơn lót chống rỉ chất lượng cao
- Sửa chữa các lỗ nhỏ và vết lõm: Để sửa chữa các lỗ và vết lõm, chà nhám khu vực cho đến khi bạn đạt đến kim loại trần và lau bằng chất tẩy nhờn trộn với tinh chất khoáng
4. Kết Luận Về Vấn Đề Xử Lý Bề Mặt Trước Khi Sơn Nhà
Trên thực tế, đã có rất nhiều người, nhiều thợ hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề xử lý bề mặt trước khi sơn, nhưng thực hiện cho tốt thì không phải ai cũng giỏi. Vì người thi công không chỉ cần có trình độ, có kinh nghiệm, hiểu biết về các lỗi khi sơn nhà, mà cần phải có tâm khi thực hiện công việc của mình.
Lớp sơn hoàn thiện quyết định vẻ đẹp của công trình, là một khoản đầu tư không hề nhỏ. Vì thế, hãy liên hệ ngay với nhadep247 để chọn loại sơn, chọn đội thi công sơn nhà uy tín đề đảm bảo công trình bền lâu.